Skip to main content

ReplicaSet MongoDb

A. Giới thiệu :
Replication được dùng để "hot backup" dữ liệu khi có sự cố xảy ra . MongoDb có 1 collection gọi là oplog (viết tắt của operation log) , master sẽ dùng collection này cho việc ghi và các slave sẽ truy vấn từ collection này . Mỗi lần ghi (insert,update, delete) sẽ tạo ra một document trong oplog collection (nếu sử dụng replication, không dùng thì mongoDb sẽ không dùng tới collection oplog này) .
Để sử dụng replication , start mongod với option replSet.
Truy vấn từ oplog xem ở đây
(Mình xin dịch lại)

rs.initiate()

use local

db.oplog.rs.find()

{      "ts" : { "t" : 1286821527000, "i" : 1 },      "h" : NumberLong(0),      "op" : "n",      "ns" : "",      "o" : { "msg" : "initiating set" }  }

  • ts: thời gian thao tác thực hiện .
  • h: một ID duy nhất cho thao tác này . Mỗi thao tác sẽ có một giá trị khác nhau trong trường này .
  • op: thao tác ghi sẽ được thực hiện cho slave. n chỉ ra rằng no-op , ý nghĩa chỉ là một thông điệp bình thường.
  • ns: database và collection mà thao tác này tác động . Vì đây là một no-op , trường này đê trống.
  • o: document mà thao tác này thực hiện trên nó . Vì là một no-op trường này không có ý nghĩa .
> use test
 switched to db test
 > db.foo.insert({x:1})
 > db.foo.update({x:1}, {$set : {y:1}})
 > db.foo.update({x:2}, {$set : {y:1}}, true)
 > db.foo.remove({x:1}

Kết quả trong oplog:
> use local 
switched to db local
 > db.oplog.rs.find() 
{ "ts" : { "t" : 1286821527000, "i" : 1 }, "h" : NumberLong(0), "op" : "n", "ns" : "", "o" : { "msg" : "initiating set" } } 
{ "ts" : { "t" : 1286821977000, "i" : 1 }, "h" : NumberLong("1722870850266333201"), "op" : "i", "ns" : "test.foo", "o" : { "_id" : ObjectId("4cb35859007cc1f4f9f7f85d"), "x" : 1 } } 
{ "ts" : { "t" : 1286821984000, "i" : 1 }, "h" : NumberLong("1633487572904743924"), "op" : "u", "ns" : "test.foo", "o2" : { "_id" : ObjectId("4cb35859007cc1f4f9f7f85d") }, "o" : { "$set" : { "y" : 1 } } } 
{ "ts" : { "t" : 1286821993000, "i" : 1 }, "h" : NumberLong("5491114356580488109"), "op" : "i", "ns" : "test.foo", "o" : { "_id" : ObjectId("4cb3586928ce78a2245fbd57"), "x" : 2, "y" : 1 } } 
{ "ts" : { "t" : 1286821996000, "i" : 1 }, "h" : NumberLong("243223472855067144"), "op" : "d", "ns" : "test.foo", "b" : true, "o" : { "_id" : ObjectId("4cb35859007cc1f4f9f7f85d") } }

Trong trường op, i : insert , u : update , d : delete

Trường o chứa document dùng insert hoặc là tiêu chuẩn (criteria) để update và remove . Chú ý , đối với update , có 2 trường 0 và 02 . o2 là update criteria và o là modifications (các chỉnh sửa , tường ứng với đối số thứ hai trong câu lệnh update)

B. Cách cài đặt :

Trong file config của cả 2 instance MongoDb (master + slave) đều có replSet =
Start 2 instance này .
Trên instance master , initiate replicaSet bằng cách dùng command trong mongoshell rs.initiate()
Thêm member (các slave ):
> rs.add(“sf2”)
{ “ok” : 1 } 
> rs.addArb(“sf3”) 
{ “ok” : 1 }

Khi master bị down , slave sẽ thay thế và trở thành master . Tuy nhiên nếu có nhiều slave , tùy theo độ ưu tiên của các slave mà cái nào sẽ được chọn làm master . Có thể dùng thêm 1 instance arbiter để quyết định lựa chọn vị trí master khi master cũ bị down. Arbiter không chứa dữ liệu và nó cũng không bao giờ trở thành master hoặc slave . Nó đóng vai trò như một trọng tài bình chọn khi master bị down.
Cấu hình arbiter , có thêm tùy chọn arbiter . Xem ở đây.
C.Tài liệu tham khảo :
1. http://www.snailinaturtleneck.com/blog/2010/04/23/there-must-be-50-ways-to-start-your-mongo/




Comments

Popular posts from this blog

MongoDB chiếm nhiều RAM ?

A. Giới thiệu : MongoDB là một trong những NoSQL(Not oly SQL) database được biết đến nhiều hiện nay , đặc trưng với cách lưu trữ dạng binary Json (BSON)cũng như khả năng truy vấn uyển chuyển (các NoSQL khác thường giới hạn điều này ) . Shell script tương tác bằng javascript . Do đó nó hay đi chung với Node.js :) Tuy nhiên , có một vấn đề là mongoDb sử dụng nhiều dung lượng RAM (do cơ chế caching của nó). Giải pháp là phải tăng dung lượng RAM cho server đó , cũng như là monitoring cẩn thận để không xảy ra tình trạng này . Nhưng còn giải pháp nào khác nữa không ? Đầu tiên cần tìm hiểu các nguyên nhân MongoDB chiếm nhiều RAM như vậy , từ đó mới có cách giải quyết triệt để . Dưới đây là một số nguyên nhân mà tôi đã tìm hiểu được . B. Nguyên nhân : 1. Index : MongoDb có tốc độ đọc (read) nhanh , nếu ta biết cách tạo index hiệu quả . MongoDB dùng B-tree index (nhanh hơn table scans). Tuy nhiên index này lại nằm trên RAM . Khi bạn dùng câu lệnh "remove" để xóa các document tron

Luyện tập viết code

Dạo này đi phỏng vấn kiểu pair programming mới thấy sự cần thiết của việc rèn luyện code hằng ngày. Làm sao để tạo hứng thú luyện tập code đây? Dưới đây là danh sách các công việc khởi tạo ban đầu để hứng thú với code như sau:      1.  Trên github tạo repository chứa code để luyện tập. Ví dụ như MyHackerrank      2. Nếu có sẵn project rồi cần add vào github thì thực hiện các bước sau:             Tham khảo thêm project có sẵn vào github sử dụng command line        3. Tham gia một số cộng đồng coding như là Hackerrank và Leetcode. Hackerrank có phần  Hackerrank Interview Preparation Kit   cũng khá là hay ho, hồi xưa thời còn đi học làm gì có mấy trang kiểu này. Hoặc là  tập hợp các bài toán trên Leetcode . Ở leetcode cũng có một bộ sưu tập các câu hỏi phỏng vấn được đặt ra và trả lời bởi cộng đồng, cùng với các bài học về giải thuật và lập trình hướng tương tác rất hay.  Leetcode Explore         4. Ôn giải thuật và cấu trúc dữ liệu thì trang này khá đầy đủ  Geeksforgeeks&